Xem tiếp
Chọn

Số hoá một quốc gia: Định nghĩa, Cơ hội và Thách thức

Chuyên mục: Chuyển đổi số
Ngày: 28 Tháng Mười Một, 2024
Tác giả: bien tap Mytoon

Số hoá Chính phủ không chỉ là “đưa chính phủ lên trực tuyến”.Nó cũng không đơn thuần là biến hồ sơ giấy thành các tệp PDF. Số hóa Chính phủ là một cụm từ ngắn gọn nhưng bao hàm rất nhiều nỗ lực để tư duy lại phương thức vận hành quản trị…

Xem thêm: Số hoá doanh nghiệp – Xu hướng tất yếu trong thời đại công nghệ

Xu hướng toàn cầu về phát triển chính phủ điện tử

Khi nghĩ đến một nơi đi đầu về sự phát triển công nghệ số, thì hẳn ta sẽ nghĩ ngay đến Thung lũng Silicon – được coi là trung tâm đổi mới sáng tạo về công nghệ thông tin (CNTT) của thế giới. Nơi đây quy tụ trụ sở của Tesla, Apple, Google, Facebook, Palantir và Youtube; Ngoài ra còn có vô số các công ty và dịch vụ thương mại khác. Nơi đây chính xác được coi là trung tâm của cuộc cách mạng số mà trong vòng chưa đầy ba thập kỷ đã hoàn toàn định hình lại thế giới của chúng ta, một thế giới mà bất kỳ ai đã sống trong những giai đoạn trước đây đều không thể nhận ra. Gần như tất cả các công ty này đều cung cấp cho chúng ta những dịch vụ mà chúng ta sử dụng hàng ngày, từ sáng đến tối, trong khi hầu như không ai nhớ lại rằng 20 năm trước chưa công ty nào trong số này ra đời, và nếu xa hơn chút nữa, chỉ 30 năm trước đây vào cuối thời kỳ Chiến tranh lạnh thì chúng sẽ dường như là điều viễn tưởng.

Từ dẫn chứng nhỏ kể trên, ta có thể thấy công nghệ số có thể thúc đẩy sự phát triển của một xã hội nhanh, mạnh và vũ bão như thế nào. Công cuộc chuyển đổi số đang diễn ra trên toàn thế giới với tốc độ cao; Nắm bắt được xu hướng phát triển của xã hội, rất nhiều quốc gia đã đang bắt tay vào chiến lược số hoá quốc gia.

Trong khi Việt Nam mới bắt đầu những bước đi đầu tiên trên con đường chuyển đổi số để đưa nền kinh tế bước vào kỷ nguyên số, thì một số quốc gia trên thế giới đã sớm đưa ra những chiến lược, chương trình hành động cụ thể với sự quyết tâm cao.

Những nước đi đầu về Chính phủ số thành công

Nếu được hỏi quốc gia nào có chính phủ điện tử tốt nhất, chắc chắn đó là Đan Mạch và Estonia.Tại châu Âu, Đan Mạch và Estonia là 2 quốc gia phát triển Chính phủ số thành công nhất, có dịch vụ số đạt 100% và được 90% dân số sử dụng, đạt mức độ phổ cập rất cao.

Tại châu Á, Hàn Quốc và Singapore cũng triển khai khá thành công mô hình chính phủ số. Một doanh nghiệp có thể đăng ký thành lập trực tuyến và chỉ mất khoảng 15 phút. Đồng thời, thời gian thông quan hàng hoá cũng được rút ngắn. Singapore là quốc gia được đánh giá cao về tính minh bạch, chỉ số tham nhũng cũng thuộc hàng thấp nhất trên thế giới.

Tiếp đó phải kể đến các quốc gia Iceland, Ả Rập Xê Út, Vương quốc Anh, Úc, Phần Lan và Hà Lan, là những quốc gia có những nỗ lực vượt trội trong công tác số hoá Chính phủ.

Vậy các khái niệm Chuyển đổi số quốc gia, số hoá Chính phủ, Chính phủ số, Chính phủ điện tử là gì? Sự khác nhau giữa các khái niệm đó như thế nào?

Làm rõ các khái niệm 

1. Chuyển đổi số quốc gia (National Digital Transformation)

Khái niệm: 

– Chuyển đổi số quốc gia là quá trình ứng dụng công nghệ số, dữ liệu số để thay đổi cách thức vận hành, mô hình quản lý và phương thức cung cấp dịch vụ của toàn bộ quốc gia. Mục tiêu là cải thiện năng suất lao động, nâng cao chất lượng cuộc sống và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.
– Chuyển đổi số quốc gia bao gồm 3 trụ cột chính: chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.
Mục tiêu: 
– Số hoá mọi lĩnh vực trong đời sống, từ dịch vụ công đến các ngành kinh tế, xã hội
– Xây dựng nền kinh tế dựa trên công nghệ số và dữ liệu số.

2. Số hoá Chính phủ (Government Digitization)

Khái niệm: 
Số hóa Chính phủ là quá trình chuyển đổi dữ liệu, tài liệu và quy trình từ dạng vật lý hoặc truyền thống sang dạng số. Đây là bước nền tảng để xây dựng chính phủ điện tử và chính phủ số.
– Tập trung vào việc số hóa tài liệu (chuyển văn bản giấy thành văn bản điện tử) và quy trình vận hành nội bộ (tự động hóa).
Mục tiêu:
– Nâng cao hiệu quả quản lý và vận hành của cơ quan nhà nước.
– Tạo nền móng cho việc xây dựng các hệ thống kỹ thuật số.

3. Chính phủ điện tử (E-Government)

Khái niệm: 
– Chính phủ điện tử là việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) để cung cấp dịch vụ công trực tuyến, giúp công dân và doanh nghiệp dễ dàng truy cập vào các dịch vụ và thông tin của chính phủ.
– Bao gồm cổng dịch vụ công trực tuyến, hệ thống quản lý văn bản điện tử và các nền tảng công nghệ giúp cải thiện hiệu quả giao tiếp giữa chính phủ và người dân.
Mục tiêu:
– Tăng cường tính minh bạch, trách nhiệm và hiệu quả hoạt động của chính phủ.
– Cải thiện chất lượng dịch vụ công.

4. Chính phủ số (Digital Government)

Khái niệm:
– Chính phủ số là một bước phát triển cao hơn của chính phủ điện tử, trong đó công nghệ số, dữ liệu số được tích hợp toàn diện vào hoạt động của chính phủ. Đây là mô hình chính phủ dựa trên dữ liệu (data-driven), tận dụng trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data), điện toán đám mây, IoT, và blockchain.
– Chính phủ số không chỉ cung cấp dịch vụ mà còn dự đoán và đáp ứng nhu cầu của công dân một cách chủ động.
Mục tiêu:
– Chuyển đổi toàn diện cách thức vận hành và quản trị quốc gia.
– Tạo ra hệ sinh thái dữ liệu và công nghệ phục vụ tối ưu cho người dân và doanh nghiệp

Sự khác biệt chính giữa các khái niệm:

Khía cạnh

Chuyển đổi số quốc gia

Số hoá Chính phủ

Chính phủ điện tử

Chính phủ số

Phạm vị

Toàn bộ quốc gia

Nội bộ cơ quan chính phủ

Tương tác với công dân

Tích hợp toàn diện các hệ thống số

Mục tiêu

Chuyển đổi toàn diện

Tạo cơ sở dữ liệu số

Cung cấp dịch vụ trực tuyến

Quản trị dựa trên dữ liệu và công nghệ tiên tiến

Đối tượng chính

Quốc gia, công dân, doanh nghiệp

Cơ quan chính phủ

Công dân, doanh nghiệp

Công dân, doanh nghiệp, đối tác quốc tế

Độ phức tạp

Cao

Thấp

Trung bình

Cao

Tóm lại

Số hóa Chính phủ là bước khởi đầu để chuyển các tài liệu và quy trình lên môi trường số.

Chính phủ điện tử tập trung vào việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

Chính phủ số
là giai đoạn cao hơn, hướng tới sử dụng dữ liệu và công nghệ để tối ưu hóa quản lý và dự đoán nhu cầu xã hội.


Chuyển đổi số quốc gia
bao gồm cả ba khía cạnh trên và mở rộng ra toàn bộ các lĩnh vực trong nền kinh tế, xã hội.

Covid-19: Cơ hội thúc đẩy làn sóng chuyển đổi số toàn cầu

“Đối với Việt Nam nói riêng, đại dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực tới toàn bộ đời sống chính trị, kinh tế, xã hội, song đồng thời cũng là động lực để giúp công cuộc chuyển đổi số của Việt Nam vượt lên mạnh mẽ.”

Chuyển đổi số, kinh tế số, mặc dù đã được đề cấp khá lâu nhưng nó chưa thật sự gần gũi, chưa dễ hiểu với đại đa số người dân. Vai trò, đóng góp của chuyển đổi số, kinh tế số với xã hội, với nền kinh tế quốc gia chưa thật sự được làm rõ nét, đó là tâm tư, trăn trở của những người làm về công nghệ thông tin và truyền thông. Thế nhưng thật bất ngờ là chính trong đại dịch Covid-19, chuyển đổi số, kinh tế số đã nhanh chóng trở nên gần gũi hơn, dễ hiểu hơn, được nhiều người biết đến hơn. Rất nhiều thứ người dân có thể nhìn thấy được, cảm nhận được và vai trò của kinh tế số trong nền kinh tế quốc gia đã từng bước được định hình và dần trở nên rõ nét hơn rất nhiều. Rõ ràng nhất là hội nghị, hội thảo, họp hành, học tập… đã được online. Công nghệ Video Conference đã có từ lâu, rất nhiều cơ quan chính phủ, doanh nghiệp đã trang bị hệ thống Video Conference, thế nhưng phần lớn các cuộc họp trước đây vẫn offline là chính vì thường vẫn theo thói quen phải gặp nhau trực tiếp, phải trao đổi trực tiếp thì mới có kết luận, sau đó triển khai công việc mới chạy. Đây không phải chỉ ở Việt Nam, các nước khác cũng vậy, kể cả các nước phương Tây và các tổ chức quốc tế.

Covid-19 được nhìn nhận như một sự khủng hoảng đột ngột làm gián đoạn đời sống thường nhật của con người và công việc kinh doanh của các doanh nghiệp trên toàn cầu từ đầu năm 2020. Với sự cách ly xã hội, để đảm bảo tính toàn vẹn trong vận hành hoạt động của chính phủ, doanh nghiệp cũng như toàn xã hội, tất cả mọi ngành nghề lĩnh vực đã phải liên tục cập nhật và ứng dụng công nghệ số vào mọi mặt để thích ứng và phát triển trong giai đoạn khó khăn đó; Đây chính là nền tảng thúc đẩy làn sóng thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ trên toàn cầu.

Rõ ràng, Covid-19 tuy là một cuộc khủng hoảng toàn cầu nhưng mặt khác, đã cho thấy nhiều cơ hội chuyển đổi số, áp dụng công nghệ để tối ưu hoạt động mà chúng ta nên nhìn nhận sâu, nắm bắt, suy nghĩ và hành động. Chuyển đổi số không chỉ đóng vai trò là công cụ mà riêng chính phủ cần, mà nó còn có thể giúp các doanh nghiệp thích ứng, thay đổi mô hình kinh doanh, chiến lược khách hàng cũng như cách thức hoạt động trong cuộc khủng hoảng. Kinh tế số đang trở thành đặc trưng và là xu thế tất yếu trên thế giới, được nhiều quốc gia nghiên cứu, ứng dụng và phát triển. Đặc biệt, dưới tác động của đại dịch Covid-19, chuyển đổi số đã trở thành yêu cầu bắt buộc đối với mỗi quốc gia và doanh nghiệp. Nhìn chung, Covid-19 đã thay đổi cách chúng ta nhìn nhận tầm quan trọng của chuyển đổi số, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi, cuối cùng tạo ra giá trị to lớn cho xã hội và nhân loại.

Thách thức gì trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia hiện nay?

Đối với mỗi cơ quan, tổ chức, sự thay đổi chỉ có thể bắt đầu từ người đứng đầu. Thách thức lớn nhất cho cơ quan nhà nước là nhận thức và sự vào cuộc thực sự của người đứng đầu, là chuyện dám làm hay không dám làm.

Đối với mỗi người dân, sự thay đổi đòi hỏi thay đổi kỹ năng và thói quen. Thách thức lớn nhất cho xã hội trước mắt là kỹ năng số của người dân, sau đó là thói quen và văn hóa sống trong môi trường số.

Đối với mỗi doanh nghiệp, sự thay đổi đòi hỏi phải triển khai các giải pháp công nghệ số, có những việc hoàn toàn mới, chưa có tiền lệ. Thách thức lớn nhất cho doanh nghiệp là số hoá hệ thống dữ liệu thông tin, áp dụng các phương pháp kỹ thuật số trong quản lý và đào tạo bộ máy nhân sự cũng như sự sẵn sàng đầu tư cho công nghệ số để cải tổ doanh nghiệp.

Xem thêm: Vai trò của số hoá nội dung trong tăng trưởng kinh doanh

Sự hỗ trợ của Chính phủ tạo động lực cho doanh nghiệp chuyển đổi số

Nhận thức rõ tầm quan trọng của công cuộc chuyển đổi số đối với sự phát triển của quốc gia, ngày 03/6/2020, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Trong đó, Việt Nam đặt mục tiêu thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử (EGDI).

Chương trình Chuyển đổi số quốc gia nhằm mục tiêu kép là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu.

Chuyển đổi số phải lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, phải nói thật, làm thật, hiệu quả thật để người dân, doanh nghiệp hưởng thụ thật” –  đây là thông điệp vừa được Thủ tướng nhấn mạnh trong chương trình chào mừng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia năm 2024.

Thủ tướng nêu rõ, chuyển đổi số là xu thế tất yếu, ưu tiên hàng đầu cho phát triển nhanh và bền vững. Đặc biệt, chuyển đổi số góp phần thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng xanh hóa, số hóa, thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, xóa bỏ môi trường cho tham nhũng, tiêu cực, giảm chi phí tuân thủ, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, nền kinh tế.

Song song với chủ trương đó, Chính phủ Việt Nam cũng đưa ra các đề án và môi trường pháp lý thuận lợi nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi số:

  • Hỗ trợ tài chính và công nghệ: Chính phủ Việt Nam đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiếp cận các công nghệ mới như AI, IoT, và blockchain thông qua các chương trình đào tạo, vay vốn ưu đãi và khuyến khích đầu tư.
  • Cổng dịch vụ công trực tuyến: Thủ tục hành chính nhanh gọn hơn nhờ hệ thống số hóa của chính phủ, giúp giảm chi phí và thời gian cho doanh nghiệp trong việc xin cấp phép hoặc đăng ký kinh doanh.

Nhìn chung, chương trình Chuyển đổi số Quốc gia là một nền tảng quan trọng để doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững, cạnh tranh quốc tế và đổi mới sáng tạo. Đây không chỉ là cơ hội để tăng trưởng mà còn là yếu tố quyết định khả năng tồn tại và thịnh vượng trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0.

Tạo hoạt hình 2D hiệu quả, tiến gần với công cuộc Chuyển đổi số Quốc gia cùng Mytoon!

Tại Mytoon, chúng tôi giúp các doanh nghiệp, tổ chức chuyển hoá những tài liệu, thuật ngữ, và quy trình công nghệ phức tạp thành câu chuyện sinh động, dễ hiểu, tăng hiệu quả truyền tải thông điệp trong thời đại kỷ nguyên số. Với đội ngũ kinh nghiệm và nhiều dự án thành công trong portfolio, chúng tôi tự tin mang đến sản phẩm hoạt hình 2D chất lượng vượt trội. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để biến những ý tưởng vô hình trở thành lợi ích hữu hình cho doanh nghiệp của bạn!

Posted in Chuyển đổi sốTags:
Bài viết trước
Tất cả
Bài viết tiếp

© 2011 Mytoon. All Rights Reserved.

Mytoon I 2D Animation Studio

Địa chỉ: Tòa nhà Imperial

71 phố Vạn Phúc, P. Liễu Giai, Q. Ba Đình, Hà Nội

Email: info@mytoon.vn – Hotline: 0916252516