“Doanh nghiệp phải chuyển đổi số nếu muốn tồn tại và phát triển bền vững” là nhận định của phó chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Đây là nhận định rất phù hợp trong bối cảnh hiện nay. Chuyển đổi số không chỉ là một xu hướng mà còn là yếu tố sống còn đối với doanh nghiệp trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0.
Bối cảnh
Chuyển đổi số trong các doanh nghiệp Việt Nam đang diễn ra mạnh mẽ cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, đã tạo ra những thay đổi lớn cho các doanh nghiệp thuộc mọi loại hình và lĩnh vực khác nhau. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia chuyển đổi số và đạt được những thành tựu đáng kể.
Tuy nhiên, có không ít doanh nghiệp chưa rõ việc thực hiện chuyển đổi số sẽ bắt đầu từ đâu, nhất là các doanh nghiệp có hạn chế về tiềm lực tài chính cũng như nhân lực. Để chuyển đổi số thành công, việc nhận diện rõ xu hướng và những lợi ích to lớn của chuyển đổi số với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, từ đó có giải pháp hiệu quả thúc đẩy quá trình chuyển đổi số hiện nay là vấn đề cấp thiết.
Chuyển đổi số doanh nghiệp là gì?
Muốn biết tại sao phải chuyển đổi số, trước tiên cần hiểu rõ chuyển đổi số trong doanh nghiệp là gì. Đối với mỗi doanh nghiệp hoạt động trên một lĩnh vực sẽ có quy trình áp dụng chuyển đổi số khác nhau, vì vậy rất khó để định nghĩa chính xác chuyển đổi số doanh nghiệp là gì. Có thể hiểu đơn giản, chuyển đổi số doanh nghiệp là việc doanh nghiệp thay đổi mô hình cũ, truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách ứng dụng công nghệ mới để thay đổi phương thức điều hành, làm việc và cả văn hóa lao động.
Xem thêm: Số hoá doanh nghiệp – Xu hướng tất yếu trong thời đại công nghệ
6 Mức độ chuyển đổi số trong doanh nghiệp
Theo Quyết định số 1970/QĐ-BTTTT về Phê duyệt Đề án xác định Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp và hỗ trợ thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số, quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp gồm 6 mức độ như sau:
Mức 0 – Chưa chuyển đổi: Doanh nghiệp chưa có hoạt động, hoặc có nhưng ít có các hoạt động chuyển đổi số.
Mức 1 – Khởi động: Doanh nghiệp đã có tín hiệu khởi động chuyển đổi số.
Mức 2 – Bắt đầu: Doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số, bắt đầu có các hoạt động chuyển đổi cụ thể nhằm mang lại lợi ích cho đơn vị và nâng cao trải nghiệm khách hàng.
Mức 3 – Hình thành: Quá trình chuyển đổi số được áp dụng ở từng bộ phận và đã mang lại những lợi ích, hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp.
Mức 4 – Nâng cao: Doanh nghiệp chuyển đổi số mức 4 sở hữu nền tảng số, công nghệ số, dữ liệu số giúp tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh, trải nghiệm khách hàng. Doanh nghiệp khi này cơ bản trở thành doanh nghiệp số.
Mức 5: Dẫn dắt: Mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp gần như hoàn thiện, doanh nghiệp trở thành doanh nghiệp số với phương thức, mô hình kinh doanh được dẫn dắt, hình thành dựa trên nền tảng số và dữ liệu số.
Chuyển đổi số của một doanh nghiệp sẽ bao gồm 3 giai đoạn chính là: số hóa thông tin, số hóa quy trình và số hóa toàn diện:
Giai đoạn 1: Số hóa thông tin – Digitization: Là việc chuyển đổi dữ liệu từ dạng vật lý (analog) sang dạng kỹ thuật số (digital).
Giai đoạn 2: Số Hoá Quy Trình – Digitalization: Là việc áp dụng công nghệ để tự động hóa quy trình hiện tại.
Giai đoạn 3: Số Hoá Toàn Diện hay còn gọi là Chuyển đổi số – Digital Transformation: Ở mức này, doanh nghiệp có thể thay đổi được mô hình kinh doanh.Việc xây dựng và thực hiện đúng lộ trình chuyển đổi số sẽ đảm bảo xây nền móng số hóa vững chắc tiến tới bứt phá trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Luật chơi trong tương lai “Cá nhanh nuốt cá chậm”
Nhằm thúc đẩy và nâng cao nhận thức về sự cấp bách của chuyển đổi số tới các doanh nghiệp, Viện Công nghệ số và Chuyển đổi số Quốc gia đã nhấn mạnh mặt hại nếu các doanh nghiệp không bắt tay vào chuyển đổi số, doanh nghiệp địa phương sẽ thua thiệt rất nhiều khi phải cạnh tranh với các thương hiệu quốc gia và quốc tế. Đặc biệt, doanh nghiệp nhỏ trong nước sẽ bị doanh nghiệp “cá mập” nước ngoài “đè bẹp”, dần “chết yểu”. Bên cạnh đó, luật chơi trong tương lai sẽ là “cá nhanh nuốt cá chậm” chứ không còn phụ thuộc vào quy mô lớn hay nhỏ. Nghĩa là ngay cả các doanh nghiệp “cá mập”, nếu không chịu chuyển đổi số thì vẫn có thể có ngày chấm dứt, hoặc trở nên èo uột, nhường lại sân chơi cho lớp “đàn em” nhưng lại nhận dạng nhanh các quy luật cuộc chơi, thích nghi nhanh với xã hội 4.0.
Lấy ví dụ: Nokia hay Kodak là các bài học thất bại to lớn, cho thấy người khổng lồ cũng phải gục ngã khi không chịu thay đổi và chuyển mình.
- Vốn là ông lớn trong lĩnh vực kinh doanh của mình, Kodak với sự cứng ngắc trong chiến lược, lo sợ phát minh mới về máy ảnh kỹ thuật số sẽ khiến cho doanh số của phim và thuốc rửa phim giảm sút nên phớt lờ sự thay đổi, và nhận lấy kết quả phá sản vào năm 2012.
- Cũng tương tự, thất bại của Nokia dẫn đến việc dần chìm vào lãng quên và bán mình cho Microsoft là do việc không quan tâm tới nhóm khách hàng tương lai. Trong khi Apple cùng với hệ điều hành iOS hứa hẹn mang lại các trải nghiệm hoàn toàn mới thay đổi hoàn toàn hành vi sử dụng của người dùng với thiết bị di động, Nokia vẫn cố bám trụ với hệ điều hành Symbian già cỗi lạc hậu và không kịp thích ứng với sự thay đổi của thị trường.
Chính vì vậy, nếu dũng cảm bước lên hành trình chuyển đổi số thì đây sẽ là đòn bẩy rất tốt để doanh nghiệp địa phương có thể tận dụng sức mạnh đặc thù, tri thức bản địa và các điều kiện riêng biệt của địa phương mình để vươn lên phát triển, xâm nhập thị trường toàn cầu và cạnh tranh bình đẳng với các đối thủ tại cấp độ quốc gia và toàn cầu.
Chuyển đổi số là xu hướng bắt buộc, tuy nhiên, thực hiện chuyển đổi số không phải là tư duy ngày mai đi mua một phần mềm hay một công nghệ về áp dụng mà cần quan tâm tới bối cảnh nguồn lực và những điều kiện riêng mà doanh nghiệp đang có. Để chuyển đổi số thành công, doanh nghiệp cần phải đổi mới không chỉ ở mặt công nghệ, quy trình mà còn ở đồng bộ hoá dữ liệu trên nền tảng số, nâng cấp nguồn nhân lực đủ năng lực để thích ứng với những thay đổi của doanh nghiệp.
Tại Việt Nam, Nhà nước cũng đang nỗ lực trong quá trình chuyển đổi số toàn diện để tiến tới xây dựng chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số. Trong xu thế đó, bất cứ doanh nghiệp nào không thay đổi đều sẽ dẫn đến tình trạng thụt lùi, không bắt kịp được với thị trường.
Sau đây có thể kể đến 10 lý do vì sao phải chuyển đổi số ở doanh nghiệp :
- Tiết kiệm chi phí hoạt động cho doanh nghiệp
- Quản lý thông tin và khai thác tài nguyên tốt hơn
- Nâng cao trải nghiệm khách hàng
- Tối ưu hóa hoạt động tác nghiệp trong và ngoài phòng ban
- Mang lại sự linh hoạt của doanh nghiệp
- Tăng sự minh bạch và hiệu quả trong hệ thống quản trị doanh nghiệp
- Cải thiện năng suất của nhân viên và toàn bộ công ty
- Tăng cơ hội, nâng cao khả năng cạnh tranh
- Tăng lợi nhuận (Chuyển đổi số dẫn tới lợi nhuận tốt hơn)
- Góp phần xây dựng văn hóa doanh nghiệp tốt hơn.
Những sai lầm khi chuyển đổi số trong doanh nghiệp cần tránh?
70% chuyển đổi số không đạt được mục tiêu theo báo cáo của BCG. Trong quá trình chuyển đổi số, có nhiều sai lầm dẫn đến thất bại này, bao gồm:
Chậm trễ
Tình trạng chậm trễ thường gặp ở những doanh nghiệp mới bắt đầu thực hiện chuyển đổi số với một tư duy cũ. Những doanh nghiệp này chỉ xem chuyển đổi số như số hóa hay công nghệ đơn thuần, những điều này các doanh nghiệp khác đã làm từ lâu.
Muốn vậy, các nhà lãnh đạo cần phải thay đổi cả về tư duy, nhận thức, sau đó dần chuyển đổi cách sống, cách vận hành và phương thức sản xuất, thông qua các công nghệ số.
Không có khả năng thực thi
Khi đưa ra những ý tưởng chuyển đổi số không thực tế, không có khả năng thực thi, doanh nghiệp cũng dễ thất bại. Cho dù có sự chuẩn bị kỹ lưỡng nhưng không thể đưa vào thị trường, không có khách hàng, thì cuối cùng mọi hoạt động của doanh nghiệp lại quay về phương thức truyền thống cũ.
Sự phản kháng từ nhân viên
Khi nhân viên không hiểu lý do và lợi ích của chuyển đổi số, thì sẽ có sự phản kháng. Doanh nghiệp cần đảm bảo rằng, đội ngũ nhân viên biết động cơ thúc đẩy chuyển đổi số cùng những lợi ích đối với doanh nghiệp và khách hàng.
Đánh giá thấp chi phí
Chuyển đổi số là một quy trình tốn kém vì đây là quá trình tái tạo lại doanh nghiệp. Hãy chắc chắn doanh nghiệp đang tiến hành quá trình này với ngân sách có thể đáp ứng được kỳ vọng và mục tiêu.
Thiếu cam kết
Chuyển đổi số là một quá trình lâu dài cần có thời gian và cam kết. Do đó cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, bảng kế hoạch dài hạn để hướng dẫn, phổ biến quy trình cho đội ngũ nhân viên về thời gian cần thiết.
Thiếu kỹ năng
Nếu nguồn nhân lực không đảm bảo kiến thức và kỹ năng cần thiết cho quá trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp thì rất dễ dẫn đến sự thất bại. Việc đào tạo, hướng dẫn có tác động rất lớn đến kỹ năng của nhân viên, do đó, doanh nghiệp nên cân nhắc đưa những chương trình phù hợp bao gồm lĩnh vực cụ thể mà công ty đang cần để phát triển vào chương trình đào tạo cho nhân viên.
Không có ngành nào nằm ngoài cuộc của quá trình chuyển đổi số. Để phục vụ khách hàng và tính cạnh tranh trên thị trường, nhiều công ty trong các lĩnh vực đang đầu tư vào chuyển đổi số để đưa kỹ thuật số vào quy trình và văn hóa của họ.
Xem thêm: Hành trình vạn dặm bắt đầu từ dữ liệu – nguồn năng lượng mới của kỷ nguyên số
Kết luận
Chuyển đổi số không chỉ giúp doanh nghiệp cải thiện hiệu quả hoạt động và nâng cao khả năng cạnh tranh mà còn mở ra những cơ hội mới trong một thế giới đang ngày càng phụ thuộc vào công nghệ. Tuy nhiên, để chuyển đổi số thành công, doanh nghiệp cần có chiến lược rõ ràng, sự đầu tư bài bản và sự đồng lòng của toàn bộ tổ chức.
Tạo hoạt hình 2D hiệu quả thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số với Mytoon!
Tại Mytoon, chúng tôi giúp các doanh nghiệp, tổ chức chuyển hoá những tài liệu, thuật ngữ, và quy trình công nghệ phức tạp thành câu chuyện sinh động, dễ hiểu, tăng hiệu quả truyền tải thông điệp trong thời đại kỷ nguyên số. Với đội ngũ kinh nghiệm và nhiều dự án thành công trong portfolio, chúng tôi tự tin mang đến sản phẩm hoạt hình 2D chất lượng vượt trội. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để biến những ý tưởng vô hình trở thành lợi ích hữu hình cho doanh nghiệp của bạn!